CEO hãng TV thứ tư thị trường khẳng định, TCL sẽ tập trung ba dòng X-C-P, độ phân giải đến 8K QLED và hỗ trợ AI nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.
Tập trung cho chất lượng sản phẩm
2018 đánh dấu bước phát triển kỷ lục của hãng sau 20 năm đặt chân vào thị trường Việt Nam. So với cùng kỳ 2017, tổng lượng TV bán ra tăng 50.3%. Theo thống kê từ GfK, TCL là hãng TV đứng thứ tư tại thị trường trong nước.
Lý giải về biểu đồ tăng trưởng tích cực này, bà Summer Gao - Tổng giám đốc TCL Việt Nam cho rằng, hãng đã có những chiến lược và định hướng sản phẩm đúng để tiếp cận người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, mức thu nhập ngày càng tăng của người dân, đi cùng sự tăng trưởng của dân số trẻ - lớp người dùng yêu thích và quan tâm công nghệ mới khiến các sản phẩm của hãng đưa ra thị trường được hấp thụ nhanh. Đồng thời, sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản nhà ở, căn hộ mọc lên như nấm tại các thành phố lớn cũng làm nhu cầu mua sắm gia dụng tăng mạnh.
"Đây là cơ hội tiềm năng, đồng thời là thử thách đặt ra cho đội ngũ TCL để làm hài lòng khách hàng Việt", bà Summer Gao nhấn mạnh.
Bà Summer Gao - CEO của TCL Việt Nam. |
Theo bà Summer Gao, nếu chỉ kinh doanh vì lợi nhuận hay chạy đua doanh số, hãng sẽ bán ra những dòng sản phẩm mẫu cũ và sắp đào thải để cạnh tranh với đối thủ.
Tuy nhiên, bà cho rằng trải nghiệm sử dụng các model này sẽ không thể lâu dài, khiến người dùng từ bỏ chỉ sau 1-2 năm sử dụng. Công nghệ tấm nền thế hệ trước sẽ khiến độ tương phản kém, độ phân giải HD không chi tiết, tính năng giải trí cũng sẽ hạn chế do không có kết nối Internet... Trường hợp tệ hơn, khi sản phẩm này gặp lỗi kỹ thuật thì linh kiện thay thế rất khó tìm kiếm, hoặc không còn sản xuất. Trong khi, các dòng TV UHD, có hỗ trợ tính năng thông minh, nhận diện giọng nói tiếng Việt có dòng đời sử dụng lâu hơn.
"Chúng tôi nói không với việc dùng model đời cũ để làm 'mồi câu' khách hàng. Thay vào đó, công ty giảm biên độ lợi nhuận trên từng chiếc TV để tạo lợi thế giá, trong khi sản phẩm đến tay khách hàng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khoảng thời gian tối đa", Tổng giám đốc cho biết.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc TCL đánh giá, những năm gần đây, người tiêu dùng Việt có những thay đổi rõ rệt về hành vi mua sắm và tần suất thay đổi TV nhanh hơn trước. Trước đó là hơn 10 năm bây giờ là 5-10 năm cho một lần nâng cấp. Thay vì lựa chọn theo cảm tính thì họ ngày càng lựa chọn kỹ càng theo lý tính. Họ không chỉ mua TV để thoả mãn nhu cầu giải trí của bản thân, mà còn đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí khách quan như phù hợp với các thành viên khác trong gia đình, kích thước màn hình tôn lên thẩm mỹ phòng khách, mức giá phù hợp và các chương trình hậu mãi chu đáo...
Do đó, ở các thành phố lớn, hãng chủ yếu bán hàng thông qua các siêu thị điện máy lớn. Người tiêu dùng hầu hết đều khá trẻ tuổi, họ chú trọng trải nghiệm thực tế, tận mắt kiểm tra chất lượng màu sắc màn hình, cũng như dùng thử các tính năng thông minh của sản phẩm trước khi chi tiền.
"Bạn trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin qua báo chí, Internet. Vì vậy, họ khá chuộng các dòng sản phẩm có công nghệ mới như AI, trợ lý ảo, độ phân giải 4K cũng được lựa chọn nhiều hơn so với FullHD. Ba dòng sản phẩm chủ lực gồm X, C, P của TCL đều đáp ứng các tiêu chí này", bà Summer Gao chia sẻ.
Đối với khu vực nông thôn, nơi các hệ thống siêu thị điện máy lớn không tiếp cận sâu với người dân, TCL kinh doanh dựa vào mạng lưới đại lý các cấp và điểm bán lẻ. Bà Summer Gao nhận ra các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng ở nông thôn cần có độ bền cao, sử dụng dài lâu và các tính năng thiết thực. Hãng tập trung đưa ra nhiều chương trình hậu mãi chỉn chu, đảm bảo chất lượng của dịch vụ bảo hành để các chủ đại lý an tâm khi bán ra sản phẩm TCL.
Và bà cũng dự đoán trong thời gian tới, phân khúc TV màn hình to trên 55 inch sẽ trở thành xu hướng lựa chọn của toàn thị trường.
Mục tiêu hướng đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng
Trong năm 2019, TCL nhắm mục tiêu vào việc nâng cao trải nghiệm của người dùng. Để hiện thực hóa điều này, hãng dự kiến cho ra các dòng sản phẩm trong ba phân khúc X, C, P, độ phân giải trải dài từ UHD, QUHD, QLED và 8K QLED với các tính năng và chất lượng được cải thiện, nhằm tăng sự lựa chọn và trải nghiệm cho khách hàng. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên được TCL chọn để ra mắt mẫu TV 8K QLED đầu tiên của hãng.
Mẫu TCL QLED 8K X10 TV vừa được nhận "Giải Vàng TV 8K của năm" bởi IDG tại CES 2019. |
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung mang vào những chiếc TV của mình nhiều công nghệ mới trên thế giới, cả phần cứng lẫn phần mềm", bà Summer Gao nhấn mạnh thêm.
Theo Tổng giám đốc, xu hướng chính cho thị trường Việt Nam vẫn là AI (trí tuệ nhân tạo) tích hợp trong TV với nền tảng của Google. Với TV AI của TCL, người dùng có thể tra cứu nhiều thông tin và đặt lệnh bằng tiếng Việt các vùng miền nhanh chóng và tiện lợi.
Mặc dù các mẫu TV 8K ra mắt từ 2019 sẽ mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho người tiêu dùng, nhưng với giá thành khá cao nên bà vẫn tin rằng UHD vẫn là lựa chọn số một của người tiêu dùng vì độ bền của màn hình cũng như tính ứng dụng cao của dòng sản phẩm này.
Bên cạnh đó, tháng 2 tới đây, TCL Việt Nam sẽ chính thức khởi công nhà máy mới tại Bình Dương, giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng của hãng tại Việt Nam.
Nhà máy mới có diện tích 72.900m2 và công suất sản xuất mỗi năm lên đến 3 triệu chiếc. Kế hoạch xây dựng được chia làm hai giai đoạn. Sau khi hoàn thành giai đoạn một, năng lực sản xuất của toàn bộ máy hàng năm đạt khoảng một triệu chiếc nhằm phục vụ thị trường Việt Nam và một số nước lân cận. Ở giai đoạn 2 sẽ đẩy mạnh sản xuất cho thị trường Bắc Mỹ.
Phối cảnh nhà máy sản xuất mới của TCL sắp xây dựng tại Bình Dương. |
"Chúng tôi hy vọng việc xây dựng nhà máy mới sẽ giúp TCL phát triển tốt hơn ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung", tổng giám đốc kỳ vọng.
Bảo An
0 nhận xét:
Post a Comment